Wednesday, May 14, 2014

Nguyên nhân và cách điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em

Đau bụng có khi âm ỉ, có khi từng cơn, có khi đau quặn; đi lỏng, phân lúc nhão, lúc rắn; bí trung tiện, táo bón…đó là những bệnh lên quan đến đường tiêu hóa hay ta có thể dùng 1 từ khác bao hàm tất cả các triệu chứng trên đó là “ rối loạn tiêu hóa”. 

Vậy ở trẻ em làm thế nào để bố mẹ có thế nhận biết được con mình đang bị rối loạn tiêu hóa, dưới đây Probio xin chia sẻ với các bạn nguyên nhân và cách điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Ba mẹ cùng tham khảo nhé!



Trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Vào các thời điểm gia đình tổ chức các kỳ nghỉ hè, đi chơi, du lịch. Đây là thời điểm tốt để trẻ đưuọc giao lưu, khám phá thế giới bên ngoài. Sẽ thật không may khi bé mắc phải 1 số vấn đề về sức khỏe như ôm, rối loại tiêu hóa….đặc biệt là tiêu chảy.

Ở trẻ nhỏ, rối loạn tiêu hóa thường do ăn uống: ăn quá nhiều hay ăn thức ăn lạ, (đặc biệt hay gặp trong các chuyến đi du lịch); bị ngộ độc hay nhiễm khuẩn; dùng thuốc kháng sinh mà dùng không đúng liều lượng hoặc dùng kháng sinh không đúng chỉ định làm cho mất cân bằng hệ vi sinh vật ở đường ruột khiến trẻ bị loạn khuẩn ruột. Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa làm cho sức đề kháng kém, trẻ biếng ăn, chán ăn dẫn đến suy dinh dưỡng.

Với trẻ bị rối loạn tiêu hóa dù với nguyên nhân nào đều cần có chế độ ăn uống và sinh hoạt cho trẻ hợp lý. Thức ăn phải cung cấp đủ 4 nhóm chất: cung cấp năng lượng (gạo, khoai, mì…), chất đạm (thịt, cá, trứng,..), chất béo (mỡ động vật, trứng, sữa và các loại hạt có dầu,…), vitamin và khoáng chất (rau xanh…), để tăng sức đề kháng cần cho trẻ ăn thêm nhiều hoa quả tươi. Bổ sung các thực phẩm chứa các loại vi khuẩn có ích như sữa chua, váng sữa. Ngoài ra bổ sung cho trẻ các chế phẩm men vi sinh. Các vi khuẩn này có vai trò ức chế các vi khuẩn gây hại, ngăn tiết độc tố. Giúp cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa và tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng cho cơ thể.
Ở trẻ thường có 4 biểu hiện rối loạn tiêu hóa chính: ói, tiêu chảy, đầy hơi ăn không tiêu và táo bón.

Trẻ bị táo bón
Các bậc cha mẹ cũng cần lưu ý, các bệnh ở đường tiêu hóa rất dễ nhầm lẫn với nhau và nhẫm lẫn với các bệnh khác vì cơ thể cũng biểu hiện bằng các triệu chứng đã kể ở trên, nên nếu không phát hiện kịp thời có thể sẽ nguy hiểm. Ví dụ, nếu triệu chứng ói, tiêu chảy có kèm theo sốt, ho, chảy mủ tai thì có thể trẻ đang mắc bệnh viêm tai giữa cấp hoặc có biến chứng viêm màng não. Trẻ bị viêm phổi nặng, ngoài sốt, ho, thở mệt cũng có thể bị ói đờm, tiêu chảy.

Vì vậy, trước một triệu chứng của rối loạn tiêu hóa, bản thân của nó có thể thoáng qua hoặc do một bệnh nào đó của đường tiêu hóa hoặc ngoài đường tiêu hóa. Vì vậy, cần lưu ý tổng trạng của trẻ để có cách xử trí thích hợp. Tốt nhất là đưa trẻ đến bác sĩ khi tình trạng rối loạn tiêu hóa của trẻ có diễn biến nặng hơn hoặc kèm theo một triệu chứng bệnh lý khác.

Nhiều người cho rằng cho trẻ uống men tiêu hóa nhiều khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa là tốt. Nhưng sự thật lại không như vậy, việc uống men vi sinh dài ngày tuy không có tác hại nhưng không cần thiết. Vì bản thân ruột đã có vi khuẩn có lợi, sẽ tự cân bằng. Khi bổ sung dư thì cũng sẽ được loại thải ra ngoài qua đường phân. Chỉ khi ruột thiếu (trường hợp trẻ bị loạn khuẩn) bổ sung men vi sinh là cần thiết.

“Men vi sinh” tự nhiên tốt nhất chính là hệ vi khuẩn đường ruột cân bằng. Sữa mẹ là thực phẩm nuôi dưỡng và tạo hệ vi sinh tốt nhất, với trẻ đã ăn dặm thì chế độ ăn cân bằng, phù hợp lứa tuổi còn hơn các loại men tiêu hoá. Ngoài ra, sữa chua có chứa men vi sinh tốt, tuy nhiên chỉ nên cho trẻ ăn sữa chua khi trên 12 tháng tuổi.

Đối với trẻ, do hệ tiêu hóa còn non yếu, chưa sẵn sàng chứa một khối lượng lớn thức ăn, do đó tránh cho trẻ ăn uống nhiều một loại thức ăn, nước uống trong ngày.
Sưu tầm internet

0 comments:

Post a Comment