Trẻ hay ốm (ốm vặt) thường xuyên sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình hấp thu và chuyển hóa dinh dưỡng cũng như sự phát triển bình thường của trẻ, có thể gây những hệ lụy: suy giảm hệ miễn dịch, chậm lớn, còi xương, suy dinh dưỡng,…
Tại sao trẻ hay bị ốm?
Có những trẻ không tháng nào không ốm, khi thì sổ mũi, viêm họng, khi thì tiêu chảy, thậm chí đợt ốm này nối tiếp đợt ốm kia. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ hay bị ốm, phụ thuộc vào các yếu tố: bẩm sinh, thể trạng, điều kiện chăm sóc,...
Khi ốm trẻ trở nên xanh xao và mệt mỏi
Theo Tiến sĩ Lê Minh Hương (Trưởng khoa Miễn dịch-Dị ứng-Khớp, Bệnh viện Nhi Trung ương) thường do các nguyên nhân sau:
Hệ miễn dịch kém: Khi sinh ra và thường trong vòng 6 tháng đầu đời, trẻ được nhận kháng thể miễn dịch từ sữa mẹ. Trong quá trình lớn lên (từ khi trẻ biết ăn dặm) hệ miễn dịch của trẻ mới được hoàn thiện dần. Tuy nhiên, do cơ thể còn non nớt, nền tảng thể lực chưa tốt, nên nhìn chung, trẻ thường nhạy cảm với những thay đổi của điều kiện bên ngoài (thời tiết giao mùa, virus,…)
Hệ tiêu hóa chưa tốt: Hệ vi khuẩn đường ruột chưa hoàn thiện, các men tiêu hóa chưa đủ cộng với chế độ ăn không hợp lý là trở ngại lớn cho việc tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất ở trẻ. Đặc biệt, đối với trẻ biếng ăn dẫn đến trẻ bị thiếu các vi chất quan trọng, có vai trò lớn đối với sự phát triển toàn diện của trẻ như kẽm, selen, canxi, sắt…
Lạm dụng kháng sinh: Ở Việt Nam, thông thường, trẻ ốm là phải uống kháng sinh. Tuy nhiên nếu quá lạm dụng sẽ đẫn đến tình trạng “nhờn” thuốc và khiến hệ miễn dịch của trẻ đã yếu lại càng yếu hơn. Có nhiều trẻ chỉ mới 2-3 tuổi nhưng đã phải liên tục dùng những loại kháng sinh liều cao dẫn đến việc mất cân bằng vi khuẩn đường ruột, làm cho hệ tiêu hóa kém đi và kết quả là hệ miễn dịch không được cải thiện và càng dễ mắc bệnh hơn.
Ngoài ra trẻ hay ốm vặt còn do trẻ biếng ăn, lười ăn, chế độ ăn không đa dạng, thực phẩm không đảm bảo chất lượng … dẫn đến việc thiếu một số chất dinh dưỡng để phát triển sức đề kháng dẫn đến việc trẻ hay ốm lặp lại gần như hàng tháng, ảnh hưởng rất nhiều đến trí tuệ và thể chất.
Hết biếng ăn là tiền đề cho sự phát triển toàn diện của trẻ
Giải pháp
Tổ chức WTO khuyên các bà mẹ nên cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu, tiêm phòng đầy đủ các bệnh, cho trẻ ăn ngủ đủ giấc, giữ ấm khi đi ra ngoài… Không tiếp xúc với trẻ đang bị ốm, người bệnh, vệ sinh sạch sẽ tay chân cho trẻ trước khi ăn, …Khi trẻ ốm, cha mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ, không nên lạm dụng thuốc kháng sinh.
Bên cạnh đó cần phải bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết vì trẻ hay ốm vặt sẽ dấn đến tình trạng biếng ăn và gây ra chậm lớn. Lúc này trẻ thường bị thiếu những dưỡng chất quan trọng giúp phát triển tốt của hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch.
Để tăng cường sức đề kháng cho trẻ, việc nuôi dưỡng trẻ phải đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, các vitamin và các axit amin cần thiết cho phát triển hệ thống miễn dịch. Ngoài ra, cha mẹ nên tạo cơ hội cho trẻ được vận động, vui chơi nhiều hơn không nên để trẻ ngồi một chỗ, nằm lì hoặc bế ẵm suốt ngày để tăng cường thể lực, cũng như tinh thần sảng khoái cho trẻ.
Sưu tầm
0 comments:
Post a Comment