Sức khỏe, sức đề kháng và dinh dưỡng cho bé yêu

Để bé có thể phát triển thông minh và khỏe mạnh đòi hỏi rất nhiều yếu tố cấu thành từ các dinh dưỡng, chế độ chăm sóc, sự quan tâm của gia đình...

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Wednesday, May 14, 2014

Nguyên nhân và cách điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em

Đau bụng có khi âm ỉ, có khi từng cơn, có khi đau quặn; đi lỏng, phân lúc nhão, lúc rắn; bí trung tiện, táo bón…đó là những bệnh lên quan đến đường tiêu hóa hay ta có thể dùng 1 từ khác bao hàm tất cả các triệu chứng trên đó là “ rối loạn tiêu hóa”. 

Vậy ở trẻ em làm thế nào để bố mẹ có thế nhận biết được con mình đang bị rối loạn tiêu hóa, dưới đây Probio xin chia sẻ với các bạn nguyên nhân và cách điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Ba mẹ cùng tham khảo nhé!


Trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Vào các thời điểm gia đình tổ chức các kỳ nghỉ hè, đi chơi, du lịch. Đây là thời điểm tốt để trẻ đưuọc giao lưu, khám phá thế giới bên ngoài. Sẽ thật không may khi bé mắc phải 1 số vấn đề về sức khỏe như ôm, rối loại tiêu hóa….đặc biệt là tiêu chảy.

Ở trẻ nhỏ, rối loạn tiêu hóa thường do ăn uống: ăn quá nhiều hay ăn thức ăn lạ, (đặc biệt hay gặp trong các chuyến đi du lịch); bị ngộ độc hay nhiễm khuẩn; dùng thuốc kháng sinh mà dùng không đúng liều lượng hoặc dùng kháng sinh không đúng chỉ định làm cho mất cân bằng hệ vi sinh vật ở đường ruột khiến trẻ bị loạn khuẩn ruột. Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa làm cho sức đề kháng kém, trẻ biếng ăn, chán ăn dẫn đến suy dinh dưỡng.

Với trẻ bị rối loạn tiêu hóa dù với nguyên nhân nào đều cần có chế độ ăn uống và sinh hoạt cho trẻ hợp lý. Thức ăn phải cung cấp đủ 4 nhóm chất: cung cấp năng lượng (gạo, khoai, mì…), chất đạm (thịt, cá, trứng,..), chất béo (mỡ động vật, trứng, sữa và các loại hạt có dầu,…), vitamin và khoáng chất (rau xanh…), để tăng sức đề kháng cần cho trẻ ăn thêm nhiều hoa quả tươi. Bổ sung các thực phẩm chứa các loại vi khuẩn có ích như sữa chua, váng sữa. Ngoài ra bổ sung cho trẻ các chế phẩm men vi sinh. Các vi khuẩn này có vai trò ức chế các vi khuẩn gây hại, ngăn tiết độc tố. Giúp cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa và tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng cho cơ thể.
Ở trẻ thường có 4 biểu hiện rối loạn tiêu hóa chính: ói, tiêu chảy, đầy hơi ăn không tiêu và táo bón.

Trẻ bị táo bón
Các bậc cha mẹ cũng cần lưu ý, các bệnh ở đường tiêu hóa rất dễ nhầm lẫn với nhau và nhẫm lẫn với các bệnh khác vì cơ thể cũng biểu hiện bằng các triệu chứng đã kể ở trên, nên nếu không phát hiện kịp thời có thể sẽ nguy hiểm. Ví dụ, nếu triệu chứng ói, tiêu chảy có kèm theo sốt, ho, chảy mủ tai thì có thể trẻ đang mắc bệnh viêm tai giữa cấp hoặc có biến chứng viêm màng não. Trẻ bị viêm phổi nặng, ngoài sốt, ho, thở mệt cũng có thể bị ói đờm, tiêu chảy.

Vì vậy, trước một triệu chứng của rối loạn tiêu hóa, bản thân của nó có thể thoáng qua hoặc do một bệnh nào đó của đường tiêu hóa hoặc ngoài đường tiêu hóa. Vì vậy, cần lưu ý tổng trạng của trẻ để có cách xử trí thích hợp. Tốt nhất là đưa trẻ đến bác sĩ khi tình trạng rối loạn tiêu hóa của trẻ có diễn biến nặng hơn hoặc kèm theo một triệu chứng bệnh lý khác.

Nhiều người cho rằng cho trẻ uống men tiêu hóa nhiều khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa là tốt. Nhưng sự thật lại không như vậy, việc uống men vi sinh dài ngày tuy không có tác hại nhưng không cần thiết. Vì bản thân ruột đã có vi khuẩn có lợi, sẽ tự cân bằng. Khi bổ sung dư thì cũng sẽ được loại thải ra ngoài qua đường phân. Chỉ khi ruột thiếu (trường hợp trẻ bị loạn khuẩn) bổ sung men vi sinh là cần thiết.

“Men vi sinh” tự nhiên tốt nhất chính là hệ vi khuẩn đường ruột cân bằng. Sữa mẹ là thực phẩm nuôi dưỡng và tạo hệ vi sinh tốt nhất, với trẻ đã ăn dặm thì chế độ ăn cân bằng, phù hợp lứa tuổi còn hơn các loại men tiêu hoá. Ngoài ra, sữa chua có chứa men vi sinh tốt, tuy nhiên chỉ nên cho trẻ ăn sữa chua khi trên 12 tháng tuổi.

Đối với trẻ, do hệ tiêu hóa còn non yếu, chưa sẵn sàng chứa một khối lượng lớn thức ăn, do đó tránh cho trẻ ăn uống nhiều một loại thức ăn, nước uống trong ngày.
Sưu tầm internet

Những nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ mà mẹ cần biết

Nếu thấy con em mình có một số triệu chứng như tiêu chảy, táo bón, trướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, nôn trớ, phân sống, trẻ lười ăn hoặc kém hấp thu… Nếu để tình trạng này kéo dài trẻ sẽ bị suy dinh dưỡng, khi đó càng dễ bị rối loạn tiêu hoá hơn, tình trạng suy dinh dưỡng sẽ ngày càng trầm trọng, cứ thế gây nên một vòng lẩn quẩn không thể thoát ra được.

Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ


Hệ vi sinh sinh lý bị mất cân bằng (do dùng kháng sinh, do chế độ ăn uống sinh hoạt không hợp lý,…), chưa hoàn chỉnh hoặc hoạt động không bình thường, sẽ dẫn tới rối loạn tiêu hóa: Thức ăn không được tiêu hóa hoàn toàn (phân sống, rối loạn hấp thu dinh dưỡng…), loạn khuẩn đường tiêu hóa (tiêu chảy, táo bón…), tạo cơ hội cho một số loại vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm phát triển (tả, lỵ…). Nếu sự mất cân bằng này kéo dài sẽ gây bệnh viêm đại tràng mãn tính, rối loạn tiêu hóa, dẫn đến suy dinh dưỡng, giảm miễn dịch ở trẻ .
Căn bệnh này rất nguy hiểm vì đối tượng dễ mắc phải nhất là trẻ em, đặc biệt là các bé đang ở độ tuổi ăn dặm . Khi còn nằm trong bụng mẹ, bé được sống trong môi trường vô trùng, được bảo vệ cẩn thận. Lúc ra đời, hệ miễn dịch của bé còn rất non yếu, các vi khuẩn gây bệnh dễ dàng xâm nhập.

Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, không còn chỉ ăn sữa nữa, hệ vi sinh của trẻ chưa hoàn thiện , dễ dẫn đến tình trạng suy giảm chức năng tiêu hoá, thức ăn không được tiêu hoá hoàn toàn (cơ thể khó hấp thu dinh dưỡng, phân sống…) khiến các vi khuẩn gây bệnh phát triển. Khi nhiễm khuẩn, trẻ thường lười ăn, hay nôn, tiêu chảy, táo bón… Qua thời gian ngắn, trẻ sẽ bị suy dinh dưỡng. Khi cơ thể trẻ yếu thì các vi khuẩn có hại này làm bệnh càng trầm trọng hơn.


Bệnh này còn dễ gặp phải ở những trẻ dùng thuốc kháng sinh trong thời gian dài . Kháng sinh không chỉ tiêu diệt vi khuẩn có hại mà còn diệt luôn cả vi khuẩn có lợi. Lợi dụng thời điểm đó, các vi khuẩn có hại xâm nhập và phát triển mạnh hơn, gây mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột (còn gọi là ” loạn khuẩn ruột” ), dẫn đến rối loạn tiêu hoá.

Hoặc khi trẻ phải chịu một chế độ ăn uống không hợp lý , giàu đạm, đường, chất béo… ít chất xơ, vitamin, chất khoáng… cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh về đường tiêu hoá cho trẻ. Trẻ sẽ biếng ăn, không hấp thu được các chất dinh dưỡng, dễ gây suy dinh dưỡng, ảnh hưởng mạnh mẽ đến quá trình phát triển của cơ thể.
sưu tầm

Nguyên nhân và cách trị chứng ăn không tiêu

Ăn không tiêu là chứng bệnh ảnh hưởng đến bữa ăn và cảm giác ngon miệng của bạn và những người than trong gia đình bạn. Kiến thức phòng tránh chứng ăn không tiêu là rất quan trọng đối với mỗi người, để bữa ăn của bạn cùng gia đình ngon miệng hơn và có những bữa cơm vui vẻ.

 Nguyên nhân gây ăn không tiêu
Các triệu chứng của chứng ăn không tiêu là gì?


Có cảm giác khó chịu sau khi ăn như đầy bụng, nặng bụng, mau no, ợ hơi, ợ chua, đau tức bụng sau khi ăn, nặng hơn có thể gây buồn nôn hoặc nôn xảy ra từng đợt hoặc thường xuyên.

Những nguyên nhân nào thường gặp ở chứng ăn không tiêu?

Thời gian ăn uống không nhất quán.
Ăn nhiều đồ ăn cay, thức ăn nhanh, thức ăn chiên, thức ăn không hợp vệ sinh hoặc đồ uống có ga.
Hút nhiều thuốc lá và uống rượu.
Uống quá nhiều thức uống chứa caffeine như cà phê, trà hay nước chè xanh.
Uống ít nước, ngủ ít hoặc căng thẳng, xúc động.
Ăn quá nhiều, trong đó nhiều chất béo.
Nuốt nhiều hơi khi ăn.
Ăn quá nhanh, nhai không kỹ.
Ăn các thức ăn sinh hơi.
Chứng ăn không tiêu có thể mắc phải  trong các trường hợp nào?

Hầu hết trường hợp ăn không tiêu là do ăn quá nhiều hoặc quá nhanh, nhất là nói chuyện trong khi ăn, gây nuốt nhiều không khí. Hãy ăn một cách chậm rãi để có đủ thời gian cho thức ăn tiêu hóa và bạn nhận biết được cảm giác no (thường xuất hiện khoảng 20 phút sau khi bắt đầu ăn). Như vậy, bạn sẽ không bị ăn quá nhiều.

Một số thức ăn hay gây nên hiện tượng ăn không tiêu ở nhiều người như dưa chuột, củ cải, hành tỏi. cải bắp và đậu hạt.

Chứng rối loạn tiêu hóa có nguyên nhân chủ yếu do do rối loạn chức năng vận động của dạ dày, ăn xong chơi nhảy cười đùa nhiều (hay gặp ở trẻ em), ăn vội vã, nhai không kỹ, giờ giấc ăn uống thất thường, do ăn quá nhiều đạm, mỡ (ở người lớn và trẻ em), uống quá nhiều bia rượu, cà phê …

Các loại thực phẩm nào giúp giảm chứng khó tiêu?


Trái cây có chất xơ có thể “giải cứu” bạn khỏi chứng khó tiêu.

Trái cây: Trái cây có chất xơ có thể “giải cứu” bạn khỏi chứng khó tiêu. Chất xơ giúp thực phẩm di chuyển thông qua hệ thống tiêu hóa và tự động kích thích quá trình tiêu hóa. Ngoài ra, chất xơ cũng có thể giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch vành, tiểu đường, ung thư đại trực tràng, và các bệnh khác. Bạn nên ăn nhiều các loại trái cây như đu đủ, (có chứa papain enzyme hỗ trợ tiêu hóa và giúp làm dịu dạ dày), chuối (dễ tiêu hóa và nhuận tràng) và các loại trái cây khác như táo, lê, nho…

Chất lỏng : Uống nhiều nước. Chất lỏng giúp làm giảm các triệu chứng có tính axit. Ngoài ra, khi bạn uống đủ nước, các chất thải hòa tan trong nước và đi qua đường tiêu hóa thuận lợi.

Rau mùi (dhania): Rau mùi giúp tăng cường dạ dày, làm giảm đầy hơi, và tăng tiết các enzym và các dịch tiêu hóa trong dạ dày. Một hoặc hai muỗng cà phê nước ép rau mùi trộn với bơ tươi cùng với lá bạc hà và cây thì là rất có lợi trong điều trị rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, khó tiêu, cảm giác đốt cháy và đầy hơi.

Thảo quả (elaichi): Thảo quả được sử dụng chủ yếu trong các loại thuốc để làm giảm đầy hơi và tăng cường các hoạt động tiêu hóa. Dùng thảo quả pha trộn với gừng, rau mùi là vị thuốc chữa chứng khó tiêu.

Gừng : Củ gừng hoặc dầu gừng thường được thêm vào trong rất nhiều chế phẩm thực phẩm vì nó giúp cải thiện tiêu hóa. Đây là một trong những biện pháp khắc phục tốt nhất chữa đau bụng, đau bụng, khó tiêu, và đầy hơi.

Hạt thì là (jeera): Ngâm hạt cây thì là trong nước qua đêm và uống nước đó khi có nồng độ axit trong dạ dày cao

Nước chanh : Nước chanh cũng hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Nước chanh pha với mật ong là một phương thuốc tốt nếu bạn đang bị khó tiêu và nóng trong ruột. Bạn cũng có thể thêm một vài giọt chanh vào món ăn của bạn để hỗ trợ tiêu hóa.

Lá bạc hà (pudina): Nhai sống lá bạc hà cũng có lợi cho bất kỳ vấn đề gì về dạ dày. Bạc hà là một chất dễ bay hơi chứa trong tinh dầu bạc hà, có ảnh hưởng trực tiếp chống co thắt cơ trơn của đường tiêu hóa, là phương pháp điều trị tuyệt vời cho các triệu chứng như khó tiêu, đau bụng, ợ nóng và hội chứng ruột kích thích. Nó cũng giúp thư giãn các cơ bắp xung quanh ruột để thúc đẩy sản xuất ít khí hơn và tiêu hóa tổng thể tốt hơn.

Các hướng xử trí khi bị chứng ăn không tiêu

Ăn bữa ăn nhỏ và thường xuyên : Nếu dạ dày phải làm việc liên tục do một lượng nhiều thức ăn được đưa vào sẽ làm cho dạ dày có cảm giác nóng rát, nếu kéo dài có thể dẫn đến viêm loét dạ dày và có thể chảy máu dạ dày. Do đó nên ăn thành các bữa nhỏ trong khoảng 2-3 giờ để loại bỏ axit dư thừa.

Tránh ăn quá nhiều thức ăn nhanh, các sản phẩm chiên và thức ăn rất cay, cũng như các đồ uống có ga, trà và cà phê và tránh hít phải khói thuốc lá : Tất cả các mặt hàng này làm tăng tính axit, gây đầy hơi, dẫn đến đau bụng và khó tiêu.

Nhai thức ăn thật kỹ, tránh ăn quá nhiều : Tiêu hóa carbohydrate thực sự bắt đầu trong miệng của bạn (nhờ một loại enzyme được sản xuất bởi nước bọt của bạn), và sau đó tiếp tục trong ruột non của bạn. Vì vậy, đừng bắt ruột phải làm việc quá nhiều.

Không hút thuốc và uống rượu: Hai thứ này làm chậm quá trình trao đổi chất và dẫn đến suy dinh dưỡng, gây căng thẳng trên cơ thể. Ngoài ra, nicotine có trong thuốc lá dẫn đến tăng tiết axit.

Ngủ ngon, tránh căng thẳng: Đừng để cơ thể quá căng thẳng vì nó có thể khiến cơ thể bạn bị suy dinh dưỡng. Bạn có thể lựa chọn thiền hoặc yoga để thư giãn cơ thể.

Nâng cao đầu giường của bạn để giảm trào ngược axit trong thực quản của bạn khi đi ngủ.

Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở bé sơ sinh

Trẻ sơ sinh rất dễ gặp các biểu hiện rối loạn tiêu hóa như trớ sữa, tiêu chảy, táo bón, đau bụng, bú kém… Nguyên nhân chủ yếu là mẹ cho bú không đúng cách, hoặc trẻ có một số bệnh lý đường tiêu hoá (nhiễm trùng, kém hấp thu, dị tật bẩm sinh…). Sau đây là nguyên nhân và cách xử trí trong một số trường hợp: 

Nôn, trớ
 Các nguyên nhân bao gồm bú quá no, các cữ bú quá gần nhau, đổi loại sữa mới, lỗ núm vú cao su to hoặc nhỏ quá, nằm bú không đúng tư thế. Nên cho bé bú theo cách sau: Đặt đầu và thân trẻ ở trên cùng một đường thẳng, mặt đối diện với bầu vú, mũi đối diện với núm vú, mẹ đỡ toàn bộ thân trẻ, để áp sát người mình. Để con ngậm bắt vú tốt, mẹ nên chạm vú vào môi trẻ; chờ đến khi miệng bé mở rộng thì nhanh chóng cho vú vào, hướng cho môi dưới nằm dưới núm vú.


Các dị dạng đường tiêu hóa (teo thực quản, teo tắc ruột, phình đại tràng bẩm sinh…) cũng là nguyên nhân quan trọng gây nôn trớ. Nếu chậm điều trị, trẻ rất dễ bị tử vong. Cần đưa các cháu đến bệnh viện để mổ ngay nếu: Mẹ có tiền sử bị đa ối khi mang thai (nước ối nhiều, trên 2 lít). Trẻ bị sùi bọt cua ngay sau sinh, trớ ra dịch màu xanh rêu, bụng chướng hoặc không đi tiêu phân su trong 48 giờ sau sinh.

Tiêu chảy Yêu sức khoẻ

Nguyên nhân gây tiêu chảy có thể là trẻ bú không đủ (phân có màu xanh, lẫn nước nhưng lượng ít), bú nhiều quá, do người mẹ uống thuốc tẩy hoặc dùng thức ăn nhuận tràng. Ngoài ra, các chứng nhiễm trùng, dị ứng sữa, kém hấp thu… cũng gây tiêu chảy. 

 Táo bón
Hay gặp ở trẻ ăn sữa bột. Nguyên nhân thường là lượng sữa bú không đủ, sữa có quá nhiều protein hoặc chất béo, pha sữa quá đặc (vượt quá tỷ lệ 1 thìa sữa gạt ngang trong 30 ml nước). Chứng táo bón cũng thường xảy ra ở trẻ sinh non, sinh ngạt, suy giáp, trẻ có mẹ bị sản giật kèm hạ magiê máu, trẻ bị nứt hậu môn. Riêng các trẻ bị phình đại tràng bẩm sinh thường đi ngoài phân su muộn, sau đó bị táo bón kéo dài kèm chướng bụng. 

Bú kém
Nguyên nhân là trong một thời gian dài, trẻ bú không đủ lượng cần thiết (do nôn trớ, tiêu chảy, do bệnh lý thần kinh trung ương, nhiễm trùng, suy giáp). 


Đau bụng
Cơn đau thường xuất hiện đột ngột, có thể kéo dài nhiều giờ. Trẻ khóc nhiều, mặt đỏ hoặc tái, bụng chướng, chân co lên bụng, bàn tay nắm chặt. Trẻ đi tiêu xong có thể hết đau.

Đau bụng ở trẻ sơ sinh có thể do đói, nuốt nhiều hơi khi bú, bú nhiều quá. Một số bệnh lý như lồng ruột, thoát vị bẹn… cũng gây đau bụng.

Wednesday, May 7, 2014

Liệu bé biếng ăn có hay bị ốm vặt hay không?

Trẻ hay ốm (ốm vặt) thường xuyên sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình hấp thu và chuyển hóa dinh dưỡng cũng như sự phát triển bình thường của trẻ, có thể gây những hệ lụy: suy giảm hệ miễn dịch, chậm lớn, còi xương, suy dinh dưỡng,…

Tại sao trẻ hay bị ốm?

Có những trẻ không tháng nào không ốm, khi thì sổ mũi, viêm họng, khi thì tiêu chảy, thậm chí đợt ốm này nối tiếp đợt ốm kia. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ hay bị ốm, phụ thuộc vào các yếu tố: bẩm sinh, thể trạng, điều kiện chăm sóc,...


Khi ốm trẻ trở nên xanh xao và mệt mỏi

Theo Tiến sĩ Lê Minh Hương (Trưởng khoa Miễn dịch-Dị ứng-Khớp, Bệnh viện Nhi Trung ương) thường do các nguyên nhân sau:

Hệ miễn dịch kém: Khi sinh ra và thường trong vòng 6 tháng đầu đời, trẻ được nhận kháng thể miễn dịch từ sữa mẹ. Trong quá trình lớn lên (từ khi trẻ biết ăn dặm) hệ miễn dịch của trẻ mới được hoàn thiện dần. Tuy nhiên, do cơ thể còn non nớt, nền tảng thể lực chưa tốt, nên nhìn chung, trẻ thường nhạy cảm với những thay đổi của điều kiện bên ngoài (thời tiết giao mùa, virus,…)

Hệ tiêu hóa chưa tốt: Hệ vi khuẩn đường ruột chưa hoàn thiện, các men tiêu hóa chưa đủ cộng với chế độ ăn không hợp lý là trở ngại lớn cho việc tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất ở trẻ. Đặc biệt, đối với trẻ biếng ăn dẫn đến trẻ bị thiếu các vi chất quan trọng, có vai trò lớn đối với sự phát triển toàn diện của trẻ như kẽm, selen, canxi, sắt…

Lạm dụng kháng sinh: Ở Việt Nam, thông thường, trẻ ốm là phải uống kháng sinh. Tuy nhiên nếu quá lạm dụng sẽ đẫn đến tình trạng “nhờn” thuốc và khiến hệ miễn dịch của trẻ đã yếu lại càng yếu hơn. Có nhiều trẻ chỉ mới 2-3 tuổi nhưng đã phải liên tục dùng những loại kháng sinh liều cao dẫn đến việc mất cân bằng vi khuẩn đường ruột, làm cho hệ tiêu hóa kém đi và kết quả là hệ miễn dịch không được cải thiện và càng dễ mắc bệnh hơn.

Ngoài ra trẻ hay ốm vặt còn do trẻ biếng ăn, lười ăn, chế độ ăn không đa dạng, thực phẩm không đảm bảo chất lượng … dẫn đến việc thiếu một số chất dinh dưỡng để phát triển sức đề kháng dẫn đến việc trẻ hay ốm lặp lại gần như hàng tháng, ảnh hưởng rất nhiều đến trí tuệ và thể chất.


Hết biếng ăn là tiền đề cho sự phát triển toàn diện của trẻ

Giải pháp

Tổ chức WTO khuyên các bà mẹ nên cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu, tiêm phòng đầy đủ các bệnh, cho trẻ ăn ngủ đủ giấc, giữ ấm khi đi ra ngoài… Không tiếp xúc với trẻ đang bị ốm, người bệnh, vệ sinh sạch sẽ tay chân cho trẻ trước khi ăn, …Khi trẻ ốm, cha mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ, không nên lạm dụng thuốc kháng sinh.

Bên cạnh đó cần phải bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết vì trẻ hay ốm vặt sẽ dấn đến tình trạng biếng ăn và gây ra chậm lớn. Lúc này trẻ thường bị thiếu những dưỡng chất quan trọng giúp phát triển tốt của hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch.

Để tăng cường sức đề kháng cho trẻ, việc nuôi dưỡng trẻ phải đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, các vitamin và các axit amin cần thiết cho phát triển hệ thống miễn dịch. Ngoài ra, cha mẹ nên tạo cơ hội cho trẻ được vận động, vui chơi nhiều hơn không nên để trẻ ngồi một chỗ, nằm lì hoặc bế ẵm suốt ngày để tăng cường thể lực, cũng như tinh thần sảng khoái cho trẻ.

Sưu tầm

Khi nào cần bổ sung men tiêu hóa cho bé?

Các sản phẩm men tiêu hóa đang xuất hiện rất phong phú trên thị trường thuốc hiện nay. Nhiều bà mẹ tin rằng sử dụng thường xuyên men tiêu hóa sẽ giúp trẻ hay ăn, chóng lớn và nhanh chóng cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa.

Tuy nhiên, việc sử dụng men tiêu hóa không đúng chỉ định có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho trẻ. Vì vậy, trước khi sử dụng các sản phẩm men tiêu hóa các bà mẹ phải biết nguồn gốc, tác dụng và khi nào thì cần thiết dùng đến men tiêu hóa.

Men tiêu hóa và tác dụng

Men tiêu hóa là hỗn hợp các enzym khác nhau do chính cơ thể bài tiết ra có tác dụng chuyển hóa các chất trong thức ăn chủ yếu là chất đường (glucid), chất đạm (protein), chất béo (lipid). Chúng được bài tiết từ các cơ quan khác nhau trong hệ thống đường tiêu hóa bao gồm:

Tại miệng, men amylase (ptyalin) trong nước bọt có tác dụng phân giải tinh bột chín thành đường mantose.



Tại dạ dày, trong thành phần của dịch vị có các men tiêu hóa như:

- Pepsin được bài tiết dưới dạng chưa hoạt động là pepsinogen. Trong môi trường toan (pH < 5,1) nó được hoạt hóa thành pepsin hoạt động, phân giải protein của thức ăn thành các mạch dài (polypeptra) hoặc ngắn (pepton).

- Lipase có tác dụng tiêu hóa lipid của thức ăn đã được nhũ tương hóa (lipid của trứng và sữa) bằng cách cắt liên kết este giữa glycerol với acid béo thành acid béo và monoglycerid.

- Men sữa - caseinogen (Lact - ferment remin) phối hợp với ion Ca++ phân giải protein hòa tan của sữa thành các caseinat canxi kết tủa được giữ lại ở dạ dày, còn phần lỏng gọi là nhũ thanh được đưa ngay xuống ruột non. Nhờ đó, dạ dày có thể tiếp nhận một thể tích sữa lớn hơn dung tích của chính nó.

Tại tụy, cũng có đủ các loại men để tiêu hóa protein, lipid và glucid:

- Men tiêu hóa protein gồm trypsin, chymotrysin và carboxypeptidase, có tác dụng phân giải protein của thức ăn thành polypeptid sau đó lại phân giải polypeptid thành các dipeptid acid amin.

- Men tiêu hóa lipid bao gồm lipase phân giải được gần như hoàn toàn triglycerid của thức ăn do ở ruột có mật làm cho lipid của thức ăn bị nhũ tương hóa, phospholipase phân giải mọi loại phospholipid của thức ăn và cholesterol esterase phân giải este của cholesterol thành acid béo và sterol.

- Men tiêu hóa glucid gồm amylaza phân giải cả tinh bột chín và sống thành maltose, maltase phân giải maltose thành glucose.

Dịch ruột cũng có đầy đủ các nhóm men tiêu hóa protein, lipid và glucid phân giải chất dinh dưỡng (chất bột, chất đạm, chất béo) ở giai đoạn cuối cùng thành những phân tử đơn giản để hấp thu qua thành ruột vào máu.

Khi nào phải dùng đến men tiêu hóa?

Trẻ em cần sử dụng men tiêu hóa khi các tuyến tiêu hóa bị tổn thương hay khi bị giảm bài tiết gây thiếu men tiêu hóa trong cơ thể như trong một số trường hợp: viêm teo ruột kéo dài, tiêu chảy kéo dài, suy dinh dưỡng nặng, u xơ nang tuyến tụy, cắt ngắn ruột sau phẫu thuật, sau mổ cắt dạ dày.


Trong thực tế, nhiều bà mẹ thường sử dụng men tiêu hóa khi trẻ biếng ăn là sai lầm bởi vì việc sử dụng không hợp lývà lâu dài men tiêu hóa sẽ làm các tuyến tiêu hoá bị ức chế, giảm bài tiết, giảm hoạt động sẽ dẫn đến teo làm cho đứa trẻ suốt đời phải phụ thuộc vào men tiêu hoá. Vì vậy trước khi sử dụng, các bà mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về loại men tiêu hóa, liều lượng, cách dùng và theo dõi sau khi dùng. Thời gian sử dụng men tiêu hóa mỗi đợt không nên quá 10 ngày.

Ngoài ra, các bậc cha mẹ cũng cần phân biệt men tiêu hóa và men vi sinh vật (probiotic). Nhiều người đã hiểu nhầm men tiêu hóa là men vi sinh. Men vi sinh là những chế phẩm vi sinh được làm từ vi khuẩn hoặc nấm như antibio, lactomin-plus, bioflor, probio, bioacimin, lactomin...

Men vi sinh thường dùng cho trẻ bị loạn khuẩn đường ruột do sử dụng thuốc kháng sinh dài ngày. Khi bổ sung các men vi sinh này vào cơ thể, các vi khuẩn có lợi sẽ cạnh tranh không cho các vi khuẩn có hại bám vào niêm mạc ruột để gây bệnh cho trẻ, các vi khuẩn này còn giúp bình thường hoá tính thấm của niêm mạc ruột, ngăn ngừa táo bón do tăng cường hấp thu nước vào trong lòng ruột, giúp làm mềm phân, các vi khuẩn có lợi trong men vi sinh còn giúp các tế bào niêm mạc ruột tăng sản xuất các loại kháng thể.

Tóm lại, men tiêu hoá là một hỗn hợp các enzym khác nhau có tác dụng chuyển hoá thức ăn, chủ yếu là chất bột, đường, đạm và chất béo. Khi trẻ lười ăn, cần tìm nguyên nhân để điều trị, có thể do trẻ thiếu các chất, muối khoáng, vitamin kéo dài. Nếu thực sự là do tiêu hoá thì phải xem trẻ thiếu men gì để bổ sung cho phù hợp và chỉ dùng trong 7 - 10 ngày.

Sau đó, khi trẻ ăn tốt hơn, hệ thống tiêu hoá của cơ thể lại tự tiết ra các men tiêu hoá thì nên dừng uống. Tuy men tiêu hoá không gây ảnh hưởng đến tính mạng nhưng không nên lạm dụng, bởi dùng kéo dài sẽ khiến trẻ bị phụ thuộc, khi không có men sẽ không ăn, các tuyến tiêu hoá bị ức chế, giảm chức năng bài tiết và sẽ bị teo nhỏ.


PGS.TS Nguyễn Ngọc Sáng

Các mẹ nên dùng men tiêu hóa cho bé khi nào?

Nhiều bậc cha mẹ thấy con chán ăn là dùng ngay men tiêu hóa mà không tìm hiểu nguyên nhân khắc phục dẫn đến việc lạm dụng loại thuốc này.

Nhiều khi các mẹ quyết định sử dụng men tiêu hóa cho trẻ nhưng chưa hiểu rõ nguồn gốc và cơ chế tác dụng của chúng, chưa nói đến việc phân biệt được loại nào là men tiêu hoá thực sự (còn gọi là men enzym), loại nào chỉ là những chế phẩm vi sinh hoặc là các probiotic.



Chỉ dùng men tiêu hóa khi nào các tuyến tiêu hoá bị tổn thương hoặc giảm bài tiết (tiêu chảy kéo dài, suy dinh dưỡng nặng, u xơ nang tuyến tuỵ, viêm teo ruột kéo dài, cắt ngắn ruột sau phẫu thuật…), lúc này, cơ thể sẽ thiếu các men tiêu hoá, việc dùng đến nó là cần thiết.

Trong những trường hợp này, bên cạnh cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng qua khẩu phần ăn, trẻ cần cung cấp thêm một số men tiêu hoá như pepsin (men dạ dày), pancreatin (men tụy) hoặc phối hợp nhiều men. Trừ trường hợp bị tổn thương tuyến tiêu hoá bẩm sinh, thì chỉ nên dùng men tiêu hoá từng đợt 1 – 2 tuần, không nên dùng kéo dài; nếu không sẽ làm các tuyến tiêu hoá bị ức chế, giảm bài tiết và làm cho đứa trẻ suốt đời phải phụ thuộc vào men tiêu hoá.

Còn các loại như antibio, probio, bioacimin, lactomin… mà người dân quen gọi men tiêu hóa và tự mua về cho trẻ dùng thực ra chỉ là những chế phẩm vi sinh được làm từ vi khuẩn hoặc nấm.

Khi bổ sung các men vi sinh này vào cơ thể, các vi khuẩn có lợi sẽ cạnh tranh không cho các vi khuẩn có hại bám vào niêm mạc ruột để gây bệnh cho trẻ, các vi khuẩn này còn giúp bình thường hoá tính thấm của niêm mạc ruột, ngăn ngừa táo bón do tăng cường hấp thu nước vào trong lòng ruột, giúp làm mềm phân, các vi khuẩn có lợi trong men vi sinh còn giúp các tế bào niêm mạc ruột tăng sản xuất các loại kháng thể, vì vậy có tác dụng rất tốt trong điều trị tiêu chảy do Rotavirus, vi khuẩn…

 Bs Hoàng Thanh Sơn

Bạn hiểu thế nào là men vi sinh?

Hiện nay, nhiều người quen gọi các thuốc hay chế phẩm giúp chức năng tiêu hoá tốt hơn là “men tiêu hoá”. Xem kỹ, ta sẽ thấy chế phẩm được gọi là “men tiêu hoá” ấy thực ra là hai loại khác nhau về bản chất.

Loại thứ nhất: chế phẩm chứa enzym

Các enzym (còn gọi diếu tố) giúp tiêu hoá thức ăn. Ta nên biết, từ miệng có dịch tiêu hoá là nước bọt chứa amylase (tiêu hoá tinh bột); còn ở dạ dày tiết ra dịch vị chứa acid hydrocloric và pepsin (tiêu hoá chất đạm); trong đường ruột có dịch tuỵ, dịch mật, gọi chung là dịch ruột chứa nhiều enzym như amylase, lipase (tiêu hoá chất béo), trypsin (tiêu hoá chất đạm)...

Một số thức ăn hàng ngày có thể hỗ trợ tiêu hoá nhờ kích thích tiết các men tiêu hoá như gia vị (gừng, hành tỏi, tiêu, ớt...), số khác cung cấp chính enzym tiêu hoá thức ăn (đu đủ, khóm, sản phẩm lên men...). Để bổ sung men tiêu hoá với thành phần là các enzym, người ta làm ra các chế phẩm là thuốc.

Thí dụ Neopeptine là thuốc chứa các loại men tiêu hoá như amylase, papaine (enzym có trong đu đủ xanh) và chất chống đầy hơi là simethicone, có tác dụng trị chứng ăn khó tiêu, đầy bụng, đặc biệt có dạng thuốc uống nhỏ giọt thích hợp cho trẻ con. Nên lưu ý, khi bổ sung men tiêu hoá dưới dạng thuốc xem như chúng ta đã bổ sung từ ngoài vào, vì thế chỉ dùng khi thực sự cần thiết.

Không nên lạm dụng vì dùng dài ngày sẽ gây tác hại ngược do lượng men tiêu hoá được cung cấp nhiều từ bên ngoài trong thời gian dài sẽ ức chế các tuyến tiết ra men tiêu hoá nội sinh (có trong cơ thể). Hiện nay có một số phụ huynh cho trẻ dùng quá đà thuốc Neopeptine vì lầm tưởng thuốc làm tăng cân.

Như đã nói, thuốc chỉ giúp trẻ thiếu men tiêu hoá ăn uống tốt hơn, vẫn phải ăn uống đủ chất dinh dưỡng mới mong tăng cân. Chỉ dùng thuốc khi thật cần thiết để tránh lệ thuộc vào thuốc, thông thường chỉ dùng không quá 7 - 10 ngày, ngưng dùng thuốc 7 - 10 ngày nếu muốn tiếp tục dùng lại. Các phụ huynh có thể cho trẻ dùng thuốc thử trong một thời gian, nếu thấy trẻ ăn uống tốt mới tiếp tục dùng.

Loại thứ hai: men vi sinh

“Men tiêu hoá” còn được dùng để chỉ chế phẩm chứa vi sinh vật có ích khi uống vào nhằm cải thiện sự cân bằng của hệ tạp khuẩn ruột và có lợi cho sức khoẻ người dùng. Trong trường hợp này không nên gọi là “men tiêu hoá” mà nên gọi là “men vi sinh”, hay " cốm vi sinh",  gọi theo tiếng nước ngoài đã thông dụng là “probiotic” có nghĩa “trợ sinh”.


Ta nên biết trong ruột con người hiện diện rất nhiều loại vi khuẩn tạo thành quần thể tạp khuẩn ruột. Trong tạp khuẩn ruột, ngoài vi khuẩn gây bệnh còn có vi khuẩn có ích giúp tiêu hoá tốt thức ăn, tiêu sạch và tái hấp thu phần thức ăn sót lại ở ruột già, giúp tổng hợp một số vitamin nhóm B, vitamin K… đặc biệt giúp cân bằng với vi khuẩn có hại, làm cho vi khuẩn có hại không tăng sinh quá đáng gây bệnh.

Nếu vì lý do nào đó (như vệ sinh an toàn thực phẩm quá kém, uống nhiều bia rượu, dùng thuốc đặc biệt là kháng sinh, do stress...), sự cân bằng trong hệ tạp khuẩn ruột bị đảo lộn, sẽ đưa đến rối loạn đường ruột, thể hiện: tiêu chảy, khó tiêu, trướng bụng, giảm hấp thu dinh dưỡng…

Thực phẩm chức năng không được xem là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc. Cần lưu ý một vài trường hợp men vi sinh sử dụng chủng vi sinh vật không thường trú trong ruột như dạng bào tử và nấm men thì không nên dùng lâu dài.

Đây là một trong những sản phẩm men vi sinh đảm bảo chất lượng có trên thị trường

Men vi sinh đã có sẵn trong một số thực phẩm, nên chỉ khi không đủ lượng do mất cân bằng quá đáng tạp khuẩn ruột, mới cần dùng chế phẩm. Các chủng vi sinh vật được dùng bào chế men vi sinh phải an toàn và được công nhận có tác dụng chữa trị hiệu quả như Lactobacillus acidophilus, L. casei, L. ramonosus, Bacillus longum, B. breve, B. lactis...

Hiện nay, phần lớn men vi sinh lưu hành trên thị trường thuộc loại thực phẩm chức năng. Nếu được chọn chủng tốt (theo công nhận WHO/FAO), nhất là các chủng có nguồn gốc từ người (phân lập từ ruột) thì cũng an toàn như thực phẩm. Tuy nhiên vì lượng vi khuẩn đưa vào sản phẩm cao (hàng trăm triệu đến hàng tỉ), cho nên để an toàn phải sử dụng đúng liều lượng chỉ dẫn của nhà sản xuất và nên nhớ: thực phẩm chức năng không được xem là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc.

Cần lưu ý một vài trường hợp men vi sinh sử dụng chủng vi sinh vật không thường trú trong ruột như dạng bào tử và nấm men thì không nên dùng lâu dài. Một lưu ý khác: không dùng men vi sinh khi bị viêm tuỵ cấp, phẫu thuật ruột...

Một thực phẩm có tác dụng tương tự men vi sinh, chính là sữa chua (yaourt). Thời người viết là sinh viên dược khoa, có lần đi thi được một giáo sư hỏi: “Có cách gì giúp hạn chế rối loạn tiêu hoá sau khi dùng kháng sinh?”, nhờ trả lời: “Nên ăn sữa chua” mà được thầy khen!.

Men vi sinh và men tiêu hóa giống và khác nhau như thế nào?

Hiện nay để điều trị các hội chứng rối loạn tiêu hóa ở người lớn và trẻ em trong các kê đơn thuốc của các bác sĩ thường có bổ sung thêm men vi sinh hoặc men tiêu hóa, hoặc nhiều khi bao gồm cả 2 loại. Và nhiều người thường lầm tưởng rằng men vi sinh chính là men tiêu hóa.

Nhưng xét về tác dụng men vi sinh và men tiêu hóa đều có tác dụng đối với đường tiêu hóa nên nhiều người thường hay bị nhầm lẫn giữa hai loại chế phẩm này. Vậy men vi sinh và men tiêu hóa khác nhau thế nào, vai trò cụ thể của chúng là gì? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Men vi sinh

Men vi sinh và men tiêu hóa hoàn toàn khác nhau. Men vi sinh là các chế phẩm chứa các vi sinh vật có ích, khi uống vào nhằm cải thiện sự cân bằng của hệ tạp khuẩn ruột và có lợi ích cho sức khỏe người dùng. Men vi sinh còn được gọi là probiotic. Trong ruột già của một người khỏe mạnh có những loại vi khuẩn thường trú ở đây, ngoài vi khuẩn gây bệnh còn có vi khuẩn có ích. Các vi khuẩn có ích giúp tiêu hóa tốt thức ăn, tạo hệ sinh thái cân bằng trong đường ruột và bảo vệ ruột già.

Hình ảnh men vi sinh dưới kính hiển vi

Các vi khuẩn có ích trong ruột lên men thức ăn, sản xuất acid lactic, acid hóa đường ruột và ngăn ngừa sự phát triển của các vi khuẩn có hại, hạn chế nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, khắc phục tình trạng loạn khuẩn ruột, giúp cho hệ miễn dịch tại đường ruột tăng cường hoạt động. Nhờ đó, đường ruột được lành mạnh để thực hiện tốt chức năng tiêu hóa và hấp thu thức ăn. Men vi sinh được chỉ định dùng sau khi sự cân bằng trong hệ tạp khuẩn bị đảo lộn dẫn đến rối loạn tạp khuẩn (thường gặp ở người bệnh vừa điều trị kháng sinh), biểu hiện ở việc đi ngoài phân sống, tiêu chảy, khó tiêu, trướng bụng...

Việc bổ sung các men vi sinh nhằm nâng cao sức đề kháng cho đường ruột là cần thiết. Hiện nay, phần lớn men vi sinh lưu hành trên thị trường thuộc loại thực phẩm chức năng như: antibio, probio, bioacimin, lactomin. Nhiều sản phẩm men vi sinh chứa lượng vi khuẩn cao nên khi sử dụng phải tuân theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất. Những trường hợp men vi sinh sử dụng chủng vi sinh vật không thường trú trong ruột như dạng bào tử và nấm men thì không dùng lâu dài. Lưu ý không dùng men vi sinh khi bị viêm tụy cấp, phẫu thuật ruột...

Một khái niệm khác cần biết nữa là prebiotic (tránh nhầm với men vi sinh - probiotic). Đây là chất xơ dùng để tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn có lợi phát triển. Có một số sản phẩm phối hợp cả hai thành phần probiotic và prebiotic. Sự kết hợp này giúp probiotic tăng phát huy tác dụng, quá trình tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn, tăng hiệu quả phòng ngừa và điều trị rối loạn vi khuẩn đường ruột.

Men tiêu hóa

Men tiêu hóa là men (enzym) do chính các tuyến trong cơ thể tiết ra để tiêu hóa và hấp thu thức ăn (cắt nhỏ thức ăn thành những phần tử nhỏ để được hấp thu vào máu), ví dụ tuyến nước bọt bài tiết men ptyalin (còn gọi anpha - amylase) có tác dụng phân giải tinh bột đã nấu chín thành đường maltoza. Dạ dày bài tiết ra acid clohydric (HCl) và các men pepsin, lipase. Men pepsin của dạ dày chỉ có tác dụng tiêu hóa được từ 10 - 20% chất đạm thức ăn, còn men lipase có tác dụng rất yếu, chỉ tiêu hóa được dạng chất béo đã nhũ tương hóa (chất béo của sữa, trứng).
Hình ảnh men tiêu hóa dưới kính hiển vi


Quan trọng nhất là các men được bài tiết từ tụy tạng. Dịch tụy chứa đầy đủ các men tiêu hoá chất bột, chất đạm, chất béo. Men tiêu hoá tinh bột của tụy cũng là anpha - amylase, có cấu trúc giống men ptyalin của nước bọt nhưng tác dụng mạnh hơn nhiều lần. Nó tiêu hoá được cả tinh bột chín và tinh bột còn sống. Men tiêu hoá chất đạm của tụy bao gồm: trypsin, chymotrypsin, arboxypolypeptidase. Các men lipase của tụy giúp tiêu hoá mỡ (sau khi mỡ nhũ tương hoá nhờ muối mật). Các tế bào biểu mô của niêm mạc ruột non cũng chứa một số men tiêu hoá để phân giải chất dinh dưỡng (chất bột, chất đạm, chất béo) ở giai đoạn cuối cùng thành những phân tử đơn giản để hấp thu qua thành ruột vào máu. Tại ruột non, thức ăn được nhào trộn với dịch tuỵ, mật và dịch ruột.

Men tiêu hóa được bác sĩ chỉ định khi nghi ngờ hoặc có bằng chứng là bị thiếu men tiêu hóa, như: người bị ngộ độc thực phẩm, dùng bia rượu kéo dài, dùng thuốc (nhất là kháng sinh), stress... sẽ làm cho việc tiết các men này bị hạn chế, khiến thức ăn không được tiêu hóa tốt dẫn đến chứng đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy... Cũng có khi việc dùng men tiêu hóa để tăng cường thêm khả năng tiêu hóa thức ăn trong một khoảng thời gian nhất định nào đó. Tuy nhiên, nếu lạm dụng và dùng kéo dài sẽ gây tác dụng ngược do lượng men tiêu hóa được cung cấp nhiều từ bên ngoài trong thời gian dài sẽ ức chế các tuyến tiết ra men tiêu hóa nội sinh trong cơ thể. Men tiêu hóa ngoài thị trường có pepsin, trypsin, pancreatin có thể sử dụng được hoặc neopeptin có cả alpha amylase và papain. Cần lưu ý khi uống men tiêu hóa không dùng thuốc kháng acid vì sẽ vô hiệu hóa tác dụng của men. Ngoài ra, ở một số thức ăn chứa men tiêu hóa tự nhiên như giá đỗ, sữa chua thì có thể dùng lâu dài.

Trong thực tế, men vi sinh và men tiêu hóa có sự hỗ trợ trong điều trị tiêu hóa. Tuy nhiên cũng có trường hợp bác sĩ dùng cả hai thứ men này một lúc nếu thấy người bệnh thiếu cả hai. Việc dùng hai chế phẩm này phải được sự chỉ định và hướng dẫn của thầy thuốc, không được dùng tùy tiện sẽ có những tác dụng bất lợi cho cơ thể.

(DS. Thanh Hoài - Theo SK & ĐS)